Đừng bao giờ đi ăn một mình

 

Trong cuộc sống ngày nay nếu chúng ta có nhiều mối quan hệ thì chắc chắn công việc của chúng ta sẽ dễ dàng và cuộc sống chúng ta sẽ hạnh phúc hơn. 

 

 

Nếu bạn muốn xây dựng cho mình một mạng lưới quan hệ bền vững thì cuốn sách "ĐỪNG BAO GIỜ ĐI ĂN MỘT MÌNH" chứa đựng đầy đủ những bí quyết để bạn đạt được điều đó.

Sau đây mình sẽ review một vài ý chính. Các bạn hãy đọc cuốn sách này và áp dụng vào chúng vào thực tế chắc chắn công việc và cuộc sống của bạn sẽ dễ dàng hơn.

1. Xây dựng mạng lưới cá nhân là điều kiện kiên quyết để thành công trong sự nghiệp

Chúng ta đều dựa vào người khác để đạt được mục tiêu và biến ước mơ thành hiện thực
Không có một ai có thể thành công lâu dài mà không có tư duy kết nối và được người khác giúp đỡ. Sớm muộn những người cô độc sẽ đạt đến giới hạn và thành công sẽ chững lại

2. Bất cứ ai cũng có thể học nghệ thuật kết nối

Rất nhiều người lo sợ bị từ chối và nỗi sợ này khiến họ không dám mở lời ra làm quen với người khác

Từ chối là 1 điều hết sức bình thường nó giúp ta trưởng thành nhanh hơn. Hầu hết những người giao tiếp giỏi họ đều bị từ chối rất nhiều lần nhưng họ đã rút kinh nghiệm và cải thiện để ngày càng giao tiếp thu hút hơn.

Đây là 1 số cách giúp những người e dè có thể tự tin hơn:
- Học từ những người giỏi giao tiếp giỏi kết nối nhất
- Kiên trì học hỏi và thực hành những điều học được
- Xem lời từ chối là điều bình thường, không nản lòng, hãy rút ra kinh nghiệm từ những lần từ chối đó để ngày càng tốt hơn

3. Kết nối thành công dựa trên sự phóng khoáng và trung thành

Một người kết nối giỏi sẽ không bao giờ hỏi: "Người khác có thể giúp mình như thế nào?" thay vào đó anh ta sẽ hỏi: "Mình sẽ giúp người khác như thế nào?"

Tính phóng khoáng tạo nên lòng tin và sự thấu hiểu lẫn nhau

Chúng ta không nên coi mối quan hệ là những khoảng đầu tư ngắn hạn và trông chờ được giúp đỡ lại ngay tức khắc.

Để vượt qua thái độ chỉ biết mình và để tăng cường và thắt chặt những mối quan hệ với mọi người trong mạng lưới bạn cần thể hiện sự trung thành với họ.

4. Một người kết nối siêu đẳng xây dựng mạng lưới trước khi họ cần đến

Sai lầm tai hại nhất là chỉ tìm đến những người có thể giúp đỡ bạn khi bạn cần đến họ. Nó giống như việc bạn bắt đầu mua áo phao khi con tàu bắt đầu chìm.

Người giỏi kết nối thì họ luôn làm thân với mọi người trước khi bạn cần họ giúp đỡ

Người giỏi kết nối rất kiên nhẫn và chăm lo việc xây dựng mối quan hệ của mình từng chút một.

5. Một người kết nối tìm kiếm chất kết dính mối quan hệ

Để làm thân với người khác, việc quan trọng không nằm ở thời gian bạn dành cho họ mà cách bạn dành thời gian cho họ


Ví dụ: Thay vì chúng ta dành 2 tiếng đồng hồ để chém gió thì chúng ta chỉ cần 30 phút để nói chuyện với họ về những thành tựu họ đạt được, những sở thích chung, đam mê, ... thì chắc chắn họ sẽ nhớ đến ta nhiều hơn
Chất lượng tốt hơn số lượng

6. Một người kết nối phải có khả năng nói chuyện xã giao và truyền đạt nội dung độc đáo

Đây là 2 điểm mấu chốt nếu bạn muốn nếu bạn muốn thu hút sự chú ý của người khác.

Biết phải nói gì: Bạn phải luôn giữ tâm thế phát triển cuộc hội thoại 1 cách thông minh xoay quanh nhiều chủ đề trong đó có: Kinh tế, thể thao, giải trí,…
Truyền đạt nội dung độc đáo: Nếu bạn muốn làm xiêu lòng ai đó, bạn phải biến cuộc nói chuyện của mình nổi bật. Nội dung đó có thể là một ý tưởng, một thói quen, một kỹ năng. Gì cũng được miễn là nó biến bạn trở thành 1 chuyên gia.

7. Phát triển mạng lưới dựa trên những người siêu kết nối

Người siêu kết nối chỉ đơn giản là những người có hàng ngàn liên lạc. Điều ấn tượng về họ đầu tiên là số lượng liên lạc họ có, thứ 2 là những liên lạc này rất đa dạng. Những người siêu kết nối thường làm những ngành nghề như:

Chính trị gia
Người quản lý nhà hàng, quán bar
Nhà báo
CEO,…
Chúng ta hãy chơi thân với những người siêu kết nối và bày tỏ tâm tình muốn xây dựng mối quan hệ. Họ sẽ sẵn sàng giúp đỡ ta.

8. Bạn chỉ có thể thành công khi bạn thiết lập mục tiêu


Bất cư khi làm công việc gì bạn hãy thiết lập mục tiêu như vậy thì bạn sẽ dễ dàng đạt được nó hơn
Xây dựng mối quan hệ cũng vậy bạn phải đặt mục tiêu một cách rõ ràng và cụ thể, sau đó quyết định cách mà bạn hoàn thành mục tiêu.

9. Nếu muốn thành công bạn phải có thương hiệu cá nhân

Những bước cơ bản để xây dựng thương hiệu cá nhân

Bước đầu tiên là: phát triển thông điệp cá nhân. Để làm điều này bạn hãy tự hỏi bản thân những câu sau:
+ Điều gì khiến mình nổi bật và khác biệt?
+ Thành tựu làm mình thấy tự hào nhất là gì?
+ Mình làm gì để tạo ra cảm giác mình đáng làm quen?
+ Mình muốn người khác nghĩ gì khi họ nghe thấy tên mình?
+ Mình muốn nổi tiếng về mặt nào?


Sau đó bạn cần nghĩ về thiết kế thương hiệu, tức là nghĩ về cách ăn mặc, cách nói chuyện, kiểu tóc, cách thiết kế danh thiếp, đến văn phòng làm việc. Mỗi yếu tố đều góp 1 phần trong việc tạo ấn tượng tương xứng với hình ảnh mà bạn muốn thế giới nhìn thấy.

Bước tiếp theo là quảng bá thương hiệu của bạn để nhiều người biết đến. Cách tốt nhất là bạn trở thành công ty PR cho chính mình: làm những việc giúp bạn nhận được tiếng tốt, tập trung thu hút sự chú ý tích cực.

10. Nếu bạn muốn thành công, bạn cần có người đỡ đầu

Nếu bạn không có người huấn luyện tốt bạn sẽ không thể hiện bản thân tốt
Tất cả những vận động viên hàng đầu thế giới đều có huấn luận viên
Nếu xung quanh bạn là những người tiên phong, những tiên tuổi lớn và thành công thì bạn sẽ có lợi thế lớn khi xây dựng thương hiệu cá nhân. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy những người xung quanh sẽ ảnh hưởng đến thành tựu của bạn.

Chúc mọi người áp dụng thành công vào cuộc sống.