đầu trang
Đi tìm lẽ sống

Đi tìm lẽ sống

Mã sản phẩm: STK202187
68,000 ₫
Số lượng
 
1
 

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

- Khi quý khách đặt mua sản phẩm tại Website nhà sách. Nhân viên nhà sách sẽ gọi điện xác nhận sau 2 tiếng đặt hàng. Nhân viên sẽ thông báo giá sản phẩm và chi phí giao hàng cho quý khách hàng. 

- Hotline Hỗ trợ: 090 469 1295 (24/7) 

 

Dịch vụ & Khuyến mãi

Cam kết 100% Sách bản quyền

Bạn muốn gói quà, nhận quà ngay tại trong 5 phút - Xem thêm!

Hơn 10.000 cuốn sách Văn học hay nhất - Xem ngay 

Chương trình Khuyến Mãi đặc biệt - Xem thêm 

Mã giảm giá khi mua sách tại Nhà sách 

Đổi trả miễn phí 7 ngày - Xem chính sách? 

 

Mô tả sản phẩm

Đơn vị phát hành NXB Tổng hợpTác giả Viktor E. FranklKích thước 14.5x20.5 cmSố trang 220 Trang Trọng lượng 250 Gram Thể loại Sách văn học

Chi tiết sản phẩm

Đi tìm lẽ sống của Viktor Frankl là một trong những quyển sách kinh điển của thời đại. Trước hết, đây là quyển sách viết về sự sinh tồn. Giống như nhiều người Do Thái sinh sống tại Đức và Đông Âu khi ấy, vốn nghĩ rằng mình sẽ được an toàn trong những năm 1930, Frankl đã trải qua khoảng thời gian chịu nhiều nghiệt ngã trong trại tập trung và trại hủy diệt của Đức quốc xã. Điều kỳ diệu là ông đã sống sót, cụm từ “thép đã tôi thế đấy” có thể lột tả chính xác trường hợp này. Nhưng trong Đi tìm lẽ sống, tác giả ít đề cập đến những khó nhọc, đau thương, mất mát mà ông đã trải qua, thay vào đó ông viết về những nguồn sức mạnh đã giúp ông tồn tại.
Nhiệm vụ lớn lao nhất của mỗi người là tìm ra ý nghĩa trong cuộc sống của mình. Frankl đã nhìn thấy ba nguồn ý nghĩa cơ bản của đời người: thành tựu trong công việc, sự quan tâm chăm sóc đối với những người thân yêu và lòng can đảm khi đối mặt với những thời khắc gay go của cuộc sống. Đau khổ tự bản thân nó không có ý nghĩa gì cả, chính cách phản ứng của chúng ta mới khoác lên cho chúng ý nghĩa. Frankl đã viết rằng một người “có thể giữ vững lòng quả cảm, phẩm giá và sự bao dung, hoặc người ấy có thể quên mất phẩm giá của con người và tự đặt mình ngang hàng loài cầm thú trong cuộc đấu tranh khắc nghiệt để sinh tồn”. Ông thừa nhận rằng chỉ có một số ít tù nhân của Đức quốc xã là có thể giữ được những phẩm chất ấy, nhưng “chỉ cần một ví dụ như thế cũng đủ chứng minh rằng sức mạnh bên trong của con người có thể đưa người ấy vượt lên số phận nghiệt ngã của mình”.

Bình luận

Back to top
Giỏ hàng